Tìm kiếm thông tin
Đề luyện tập TNTV lớp 5 (10)
I. Chọn cặp từ có ý nghĩa tương đồng:
bề thế |
nhỏ nhen |
lạc lõng |
tao ngộ |
đồng ý |
lòe |
ma quái |
bịp |
giận dỗi |
đe dọa |
tèm nhèm |
quy mô |
yêu chiều |
tán thành |
tương phùng |
lỗi lạc |
bơ vơ |
tỉ mỉ |
châm chọc |
khế ước |
quỷ dị |
xuất chúng |
vùng vằng |
uy hiếp |
miếu |
chi li |
sủng ái | cạnh khóe | am | giao kèo |
II. Trắc nghiệm
1. Từ "tựa" trong câu nào dưới đây không phải là từ so sánh?
A. Giàn giáo tựa cái lồng che chở. (Đồng Xuân Lan)
B. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc. (Đồng Xuân Lan)
C. Mưa tuôn xối xả hòa với tiếng sóng vỗ bờ tạo thành âm thanh tựa như tiếng thở dài phát ra từlòng sâu của trái đất. (M. Go-rơ-ki)
D. Phía một góc trời xa lác đác đôi ba cụm mây trắng xốp, nhỏ nhoi, tựa những dấu ngắt câu được đặt một cách đặc biệt cẩn thận. (Murakami)
2. Đoạn văn sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?
Tre óng truốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh dờn và đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh truyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng. Tre luỹ làng thay lá... Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè xôi động.
(Theo Ngô Văn Phú)
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ viết đúng chính tả?
A. sây sát, sát sao, sụt sịt, sóng xánh
B. đường sá, phố xá, xào xạc, sâu sắc
C. chú thích, xung đột, sâu xa, chung chuyển
D. rành mạch, dềnh dàng, trồng chất, chao liệng
4. Từ nào dưới đây có nghĩa là "nơi thực hiện công việc xây dựng hoặc khai thác, có tập trung đông người và phương tiện"?
A. chiến trường
B. công trường
C. lâm trường
D. nông trường
5. Câu nào dưới đây là câu đơn?
A. Mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng.
B. Trên những cánh đồng, băng tuyết đã tan, mặt đất ướt như sương phả lên từng chỗ.
C. Các cồn tuyết cũng xẹp xuống, những tảng băng trên núi đã chuyển mình.
D. Một đôi nơi, rừng được trang điểm bởi những bụi nhài dại, kết thành những tràng hoa gồm những dây mỏng mảnh nở hoa hồng hồng.
6. Từ "hoạ" trong đoạn thơ dưới đây thuộc từ loại nào?
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.
(Hoàng Trung Thông)
A. tính từ
B. động từ
C. danh từ
D. đại từ
7. Câu thành ngữ nào dưới đây có hàm nghĩa giống Vinh quy bái tổ?
A. Áo gấm đi đêm
B. Áo gấm về làng
C. Cá vượt vũ môn
D. Tha hương cầu thực
8. Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ láy?
A. hun hút, thung lũng, rõ rệt, bến bờ
B. hun hút, mây mù, khẳng khiu, lấm tấm
C. cuống quýt, vi vu, lao xao, nhẹ nhàng
D. dẻo dai, long lanh, lấp lánh, mộng mơ
9. Đoạn văn dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
A. nhân hóa
B. so sánh và đảo ngữ
C. nhân hóa và điệp ngữ
D. nhân hóa và so sánh
10. Từ nào có nghĩa là cuộc gặp gỡ tình cờ, không hẹn trước?
A. tương kiến
B. tao phùng
C. tri âm
D. tri ngộ
11. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu câu ghép?
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt" là?
A. Người trong làng, những bó hoa huệ
B. Người trong làng
C. Người trong làng gánh lên phố
D. những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm, những bó hoa huệ
13. Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vật ở tỉnh thành nào của nước ta?
Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
(Theo Mai Văn Tạo)
A. Bạc Liêu
B. Cần Thơ
C. Cà Mau
D. Kiên Giang
14. Giải câu đố sau:
Giữ nguyên tên loại quả ngon
Bỏ đuôi đếm được rõ ràng mười hai
Bỏ đầu tên nước chẳng sai
Chỉ là một chữ nhưng hai nghĩa liền.
Từ bỏ đuôi là từ nào?
A. táo
B. áo
C. tá
D. cam
15. Đàn kiến đánh hơi rất nhanh, chỉ vài phút sau, ........... đã bâu kín hũ mật ong.
Đại từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu trên là:
A. họ
B. nó
C. chúng
D. tớ
16. Nơi thu thập, lưu giữ và bảo quản các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa không để cho hư hỏng, mất mát gọi là?
A. triển lãm
B. bảo tồn
C. bảo tàng
D. lưu cữu
17. Bóc ...... cắn .......
Cặp từ trái nghĩa để điền hoàn chỉnh câu thành ngữ trên là?
A. vỏ - lõi
B. dài - ngắn
C. ngắn - dài
D. lột - tất
18. Dòng nào dưới đây có các từ đồng nghĩa với hóa công?
A. nhào nặn, tạo dựng, bồi đắp
B. hóa trang, trang điểm, tô vẽ
C. tạo hóa, ông trời, thượng đế
D. biến hình, biến hóa, biến đổi
19. Từ “anh” trong dòng nào dưới đây không phải là đại từ?
A. Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
B. Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông.
(Hoài Vũ)
C. Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
(Chính Hữu)
D. Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
(Ca dao)
20. Sự vật trong câu thơ sau được nhân hóa bằng cách nào?
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
(Quang Huy)
A. Gọi sự vật bằng các từ xưng hô như con người.
B. Tả sự vật bằng những từ để tả người.
C. Nói chuyện với sự vật thân mật như con người.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
21. Việc thực hiện bàn giao lại nhiệm vụ cho người khác trong phiên làm việc tiếp theo gọi là?
A. giao cấu
B. giao hợp
C. giao ban
D. giao kết
Nguyễn Tuấn Anh @ 06:37 19/09/2023
Số lượt xem: 2289
- Đề luyện tập TNTV lớp 5 (23): "Khổ tận cam lai", "Sống tết, chết giỗ" nghĩa là gì? (18/09/23)
- Những nhầm lẫn thường gặp và quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt (18/09/23)
- Giải thích câu tục ngữ “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” (18/09/23)
- Đề luyện tập TNTV lớp 5 (27): "ù ù cạc cạc" là gì? (16/09/23)
- Đề luyện tập TNTV lớp 5 (2) (15/09/23)
22. Dòng nào gồm các từ có nghĩa là theo hứng thú cá nhân, không theo một khuôn phép hay cách thức cụ thể nào cả?
A. ngẫu hứng, tùy hứng
B. ngẫu nhiên, nhạc nhiên
C. tùy ý, vô tình
D. tùy tiện, vô ý
✔️
23. Đoạn văn dưới đây viết về mùa thảo quả ở tỉnh thành nào của nước ta?
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
(Theo Ma Văn Kháng)
A. Lào Cai
B. Cao Bằng
C. Sơn La
D. Bắc Kạn
✔️
Câu 24. Nhóm nào dưới đây có từ viết sai chính tả?
A. xác suất, sẵn sàng, sạch sẽ, sóng sánh
B. xuất hiện, xúng xính, sửa soạn, xanh xao
C. sơ xuất, sàng sảy, xa xôi, xuất sắc
D. xổ số, sản xuất, soi xét, diễn xuất
✔️
Câu 25. Từ “ai” trong dòng nào dưới đây là từ dùng để hỏi?
A. Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
(Ca dao)
B. Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
(Ca dao)
C. Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?
(Trần Liên Nguyễn)
D. Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
(Ca dao)
✔️
Câu 26. Những câu thơ nào dưới đây có biện pháp nhân hóa và so sánh?
A. Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
B. Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
(Trần Đăng Khoa)
C. Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.
(Phan ThịThanh Nhàn)
D. Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
✔️
Câu 27. Tên riêng nào dưới đây viết đúng quy tắc?
A. Lép tôn-xtôi
B. Tô-mát-ê-đi-xơn
C. Mô-rít-xơ Mát-téc-lích
D. An-be-anh-xtanh
✔️
Câu 28. Những từ láy “cuồn cuộn, ào ạt, ì ầm, ì oạp” có thể dùng để tả sự vật, hiện tượng nào dưới đây?
A. mưa
B. sóng
C. gió
D. sấm
✔️
Câu 29. Giải câu đố sau:
Từ bảy tuổi đã lên ngôi
Việc dân, việc nước trọn đời lo toan
Mở trường thi, chọn văn quan
Lập Quốc Tử Giám luyện ngàn danh nhân.
Đó là vị vua nào?
A. Lý Thái Tổ
B. Lý Thái Tông
C. Lý Thánh Tông
D. Lý Nhân Tông
✔️
Câu 30. Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp Vịnh Hạ Long.
(1) Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
(2) Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.
(3) Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa.
(4) Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.
(5) Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển.
A. (4) – (2) – (5) – (5) – (3)
B. (4) – (1) – (3) – (2) – (5)
C. (4) – (3) – (2) – (5) – (1)
D. (4) – (3) – (1) – (2) – (5)
✔️
Câu 31. Với 3 tiếng “non, sông, núi”, em có thể tạo ra được bao nhiêu từ ghép?
A. 2 từ
B. 3 từ
C. 4 từ
D. 5 từ
✔️
Câu 32. Câu nào dưới đây đã được tách (//) đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu?
A. Hình ảnh bà //ngồi trên bậc cửa sung sướng nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi.
B. Khi sương vừa tan, những tia nắng đầu tiên đã hắt chéo qua thung lũng,// trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạtươi tắn.
C. Hòn núi // từ màu xám xịt đổi sang màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng rồi từ màu hồng dần dần đổi sang màu vàng nhạt.
D. Tấm gương // trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
✔️
Câu 33. Câu nào dưới đây có các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ?
A. Đâu đó từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
B. Hoàng hôn đang treo một tấm rèm bóng tối màu tím lên những đụn cát và những mũi đất, nơi lũ mòng biển đang dập dìu bay lượn.
C. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.
D. Bầu không khí tươi mới, se lạnh, thoảng mùi nhựa thông, bầu trời phía trên trong veo, xanh ngắt, tựa như chiếc cốc hạnh phúc khổng lồ dốc ngược.
✔️
Câu 34. Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của Tổng thống Mĩ Barack Obama đã từng chia sẻ về cách dạy con mình:
“Tôi luôn nói với các con của tôi rằng chúng không nên né tránh những việc khó khăn bởi vì đó chính là nơi mà chúng ta phát triển bản thân”.
Lời khuyên đó giống với lời khuyên trong câu tục ngữ nào của Việt Nam dưới đây?
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
B. Học thầy không tày học bạn.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
✔️
Câu 35. Dòng nào dưới đây có từ “lưng” được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
(Nguyễn Khoa Điềm)
B. Bà mong cho cháu cứ chơi
Trên lưng bà ấm cháu cười hồn nhiên.
(Thi Yên Đình Nguyên)
C. Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trương Nam Hương)
D. Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
(Phạm Tiến Duật)
✔️
Câu 36. Tác giả của bài thơ “Bài ca về trái đất” cũng là tác giả của bài thơ nào dưới đây?
A. Nếu chúng mình có phép lạ
B. Thợ rèn
C. Về ngôi nhà đang xây
D. Cửa sông
✔️
Câu 37. Trong câu "Dòng suối róc rách như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng", tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. so sánh B. nhân hóa C. so sánh và nhân hóa
✔️